Quy trình canh tác lúa vụ Hè Thu

A. KỸ THUẬT CANH TÁC
 
1. CHUẨN BỊ ĐẤT:
Sau khi thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân tiến hành các bước như sau:
- Mướn máy cắt rạ và đánh đều những luống rơm đã cắt, phơi 01 ngày sau đó tiến hành đốt để diệt các mầm móng sâu bệnh.
- Sau khi đốt rơm cần nhanh chóng cày hoặc xới theo đúng kỹ thuật, phơi đất từ 7-10 ngày. Nếu để thời gian phơi đất càng lâu càng tốt.
- Khi đến thời điểm xuống giống, tiến hành bơm nước vào ruộng trục 02 tác, kết hợp san bằng mặt ruộng, đánh gò thoát nước để chuẩn đất cho gieo sạ lúa.
 
2. CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG VÀ GIEO SẠ:
* Chọn giống: Đối với vụ Hè thu không nên sản xuất lúa Jasmine 85, do thời tiết không thích hợp cho giống lúa này, năng suất thấp, chất lượng gạo kém, hiệu qủa sản xuất thấp, nhiều rủi ro. Do đó, nên chọn các giống lúa chất lượng cao, chất lượng gạo tốt, thích hợp trong vụ Hè thu như: OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…cấp xác nhận để sản xuất. Mật độ gieo sạ tốt nhất: 120 – 130 kg/ha. Trước khi ngâm ủ 3-5 ngày phải lấy mẫu đại diện cho số lượng giống cần để thử tỷ lệ nẩy mầm, lúa mọc mầm trên 80% thì đạt yêu cầu gieo sạ.
* Cách ngâm ủ: Do giống vụ Hè thu được sản xuất từ vụ Đông xuân nên hạt giống còn miên trạng nên cần phải xử lý với acid HNO3 68% ở liều lượng 5-7cc cho 01 kg lúa giống trong thời gian 24-30 giờ ở giai đoạn ngâm giống. Ngay khi đổ lúa vào bồn ngâm cần vớt hết các hạt lép lừng ra để loại bớt mầm bệnh lây lan. Thời gian ngâm từ 30 – 36 giờ, sau đó xả bỏ nước và rửa sạch hạt giống bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ. Thời gian ủ từ 30 – 36 giờ là có thể đem gieo sạ tùy theo công cụ gieo sạ.
Chú ý: trong quá trình ngâm hoặc ủ có thể dùng thuốc xử lý hạt giống như: Gaucho, Folicur, Cruiser, … để loại trừ bệnh lúa von và côn trùng chích hút gây hại ngay từ đầu vụ.
2. QUẢN LÝ NƯỚC: Quản lý nước trong ruộng phù hợp giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít chịu tác động của phèn, ngộ độc hữu cơ. Quản lý tốt trong ruộng còn giảm thất thoát dinh dưỡng và hạn chế được sự phát triển của các loại dịch hại như: sâu, bệnh, cỏ dại. Áp dụng kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI như sau: Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5cm. Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng từ bảo hòa đến cao khoảng 1 cm. Mức nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1 - 3 cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến bón phân lần hai (khoảng 20 - 25 ngày sau khi sạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này hạn chế sự mọc mầm của các loài cỏ (có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được). Cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ 25 - 40 ngày sau khi sạ là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này nên chỉ cần nước vừa đủ. Giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5 cm để theo dõi). Khi nước xuống thấp hơn vạch 15 cm thì bơm nước vào ngập tối đa 5 cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm thì bơm nước vào tiếp. Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng vì vậy được gọi là tưới “ướt khô xen kẽ”. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15 cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống đổ ngó và dễ thu hoạch.
Ở giai đoạn lúa 25 - 40 ngày, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan.
Giai đoạn lúa 40 - 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đòng hay bón đón đòng). Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1 - 3 cm trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệt là phân đạm.
Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau sạ, đây là giai đoạn lúa trỗ nên cần giữ mực nước trong ruộng cao 3 - 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trỗ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng.
Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm (khi cần thiết thì bơm nước vào thêm). Lưu ý phải “xiết” nước 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ áp dụng bằng máy gặt.
 
3. QUẢN LÝ CỎ DẠI:
Đối với ruộng sản xuất lúa sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để hạn chế cỏ dại, lúa cỏ, lúa lưu trữ ở nền đất ngay trong giai đoạn đầu gieo sạ theo công thức “2S”(phun 2 lần Sofit); Cách phun xịt như sau:
Phun thuốc Sofit lần 1: tiến hành phun ngay sau khi làm đất lần cuối giữ mực nước cố định trong ruộng sâu 07–10 cm. Liều lượng thuốc 1,2 lít/ ha, nồng độ phun: với bình máy 25 lít pha 200 ml và phun 6 bình/ ha. Phun thuốc xong giữ nước tối thiểu 24 tiếng (1 ngày đêm) sau đó tháo bỏ nước cạn rồi mới tiến hành gieo sạ.
Phun thuốc Sofit lần 2: tiến hành sau khi gieo sạ lúa 03 ngày. Liều lượng 1 lít/ ha, nồng độ phun: với bình 25 lít pha 83 ml và phun 12 bình/ ha
Chú ý: Phun thuốc lần 2 có thể bỏ không cần phun diện tích đất lung sâu để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Vô nước sớm (5–7 ngày sau sạ) phủ đất 3–5 cm để khống chế không cho cỏ mọc trở lại.
Trường hợp cỏ còn xót ở ruộng gò hoặc chân bờ xung quanh ruộng thì xịt quét lại bằng thuốc Sirius, Topshop, Push … vào thời điểm từ 7 – 15 ngày (nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) hoặc nhổ bằng tay.
 
4. QUẢN LÝ DINH DƯỠNG (BÓN PHÂN):
Phân boùn là loại thức ăn cho cây trồng nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mả cây cần từng loại dinh dưỡng cũng như liều lượng khác nhau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
* Bón đúng chủng loại phân:
Cây trồng cần phân gì thì bón phân đấy. Phân bón nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K2O). Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Ma nhe (Mg) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng nếu bón không đúng không phát huy được hiệu quả mà còn gây hại cho cây.
Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng và trên loại đất kiềm không bón những loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
* Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển . Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
Trong suốt thời kỳ sống cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. vì vậy khi bón phân nên chia ra nhiều lần bón theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, Việc bón quá nhiều một lúc sẽ gây thừa lãng phí ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây tạo nhánh lá mới), Bón rước hoa (rước đòng) có nơi bổ xung tạo hạt nuôi trái.
* Bón đúng nhu cầu sinh thái: Bón phân là hình thức bổ xung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng ngoài ra còn có các vi sinh vật (VSV) trong đất phân hủy các chất hữu cơ có sẵn hoặc cố định đạm từ không khí vào đất. Bón phân không những cung cấp cho cây trồng mà giúp cho VSV phát triển hữu hiệu hơn.
Bón đúng loại phân đúng thời cơ bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết bất thường của môi trường và sâu bệnh gây hại. Bón phân không phaỉi lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chông chịu của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
Bón đúng vụ và thời tiết: Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa quả.
Bón đúng phương pháp: Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón cho thích hợp, Với phân bón gốc thì bón vào hố , tán hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá nếu ướt đều cả hai mặt lá thì càng tốt.
 
 MỘT SỐ CÔNG THỨC PHÂN (CHO 01) HA LÚA THAM KHẢO:
 
Công thức 1: (90-46-50)
 
NSKS
BÓN PHÂN
LOẠI PHÂN
SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
Từ 7 đến 10
ĐỢT 1:
 
 
Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân DAP trễ 3-5 ngày so với khuyến cáo.
Ä
DAP(18-46-0)
40
Ä
UREA(46)
35
Ä
KALI(60)
25
Từ 20 đến 25
ĐỢT 2:
 
 
 
Ä
DAP(18-46-0)
50
Ä
UREA(46)
57
Ä
KALI(60)
13
Từ 38 đến 45
ĐỢT 3:
 
 
Kiểm tra khi thấy "tim đèn" thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại.
Ä
DAP(18-46-0)
10
Ä
UREA(46)
45
Ä
KALI(60)
38
Từ 75 đến 85
ĐỢT 4:
 
 
Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân.
Ä
UREA(46)
20
Ä
KALI(60)
8
 
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ (CHO 01 HA)
 
 
TÊN PHÂN
SL(kg)
 
 
 
DAP(18-46-0)
100
 
 
 
UREA(46)
157
 
 
 
KALI(60)
84
 
 
 
Cộng:
341
 
 
Công thức 2:
NSKS
BÓN PHÂN
LOẠI PHÂN
SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
Từ 7 đến 10
ĐỢT 1:
 
 
Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân BĐ(20-20-15) trễ lại 3-5 ngày so với khuyến cáo, hoặc chia nhỏ thành 2 lần bón cách nhau 3-5 ngày.
Ä
BĐ(20-20-15)
92
Ä
UREA(46)
10
Ä
KALI(60)
2
Từ 20 đến 25
ĐỢT 2:
 
 
 
Ä
BĐ(20-20-15)
46
Ä
DAP(18-46-0)
30
Ä
UREA(46)
50
Ä
KALI(60)
10
Từ 38 đến 45
ĐỢT 3:
 
 
Kiểm tra khi thấy "tim đèn" dài 1-2 mm thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại lúa vàng thì tăng Urea và giảm Kali.
Ä
BĐ(20-20-15)
9
Ä
DAP(18-46-0)
6
Ä
UREA(46)
40
Ä
KALI(60)
35
Từ 75 đến 85
ĐỢT 4:
 
 
Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân.
Ä
UREA(46)
20
Ä
KALI(60)
8
 
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ
 
 
TÊN PHÂN
SL(kg)
 
 
 
BĐ(20-20-15)
147
 
 
 
DAP(18-46-0)
36
 
 
 
UREA(46)
120
 
 
 
KALI(60)
47
 
 
 
 
350
 
 
Công thức 3:
NSKS
BÓN PHÂN
LOẠI PHÂN
SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
Từ 7 đến 10
ĐỢT 1:
 
 
Nếu đất không bằng phẳng thì bón phân VN(16-16-8) trễ lại 3-5 ngày so với khuyến cáo, hoặc chia nhỏ thành 2 lần bón cách nhau 3-5 ngày.
Ä
VN(16-16-8)
115
Ä
UREA(46)
10
Ä
KALI(60)
10
Từ 20 đến 25
ĐỢT 2:
 
 
 
Ä
DAP(18-46-0)
50
Ä
UREA(46)
57
Ä
KALI(60)
12
Từ 38 đến 45
ĐỢT 3:
 
 
Kiểm tra khi thấy "tim đèn" dài 1-2 mm thì bón phân. Lúa còn xanh thì giảm lượng Urea từ 3-5% và tăng lượng Kali lên từ 5-10% và ngược lại lúa vàng thì tăng Urea và giảm Kali.
Ä
VN(16-16-8)
29
Ä
UREA(46)
40
Ä
KALI(60)
34
Từ 75 đến 85
ĐỢT 4:
 
 
Nếu thấy lúa còn quá xanh tốt thì không cần bón phân.
Ä
UREA(46)
20
Ä
KALI(60)
8
 
SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI PHÂN CHO CẢ VỤ
 
 
TÊN PHÂN
SL(kg)
 
 
 
VN(16-16-8)
144
 
 
 
DAP(18-46-0)
50
 
 
 
UREA(46)
127
 
 
 
KALI(60)
64
 
 
 
 
385
 
 
5. XỬ LÝ NGỘ ĐỘC PHÈN VÀ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ
* Triệu chứng của ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ:
Nếu lúa bị ngộ độc phèn thì rễ la bị nhuộm đỏ, ít có rễ mới, vuốt trên tay thấy rễ nhám và cong queo, lá từ xanh đậm chuyển sang màu tím, có những lốm đốm nâu đỏ và cháy từ chót lá vào bên trong và xuống gốc lá, cây đẻ nhánh kém và ít bắt phân. Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thì rễ đen, có mùi trứng thối, thậm chí lớp đất xung quanh rễ cũng bị thối, trên lá cũng có những triệu chứng tương tự như ngộ độc phèn. Nếu bị nặng gốc lá thối rục ra và cây chết.

* Biện phâp khắc phục:
- Ruộng lúa phải có hệ thống mương thoát phèn và rửa độc khi cần thiết.
- Bón vôi và lân đầy đủ ngay đầu vụ (300 – 400 kg/ha).
- Tháo nước giữa vụ: khi lúa được 30 ngày nên tháo nước cạn ruộng chừng 10 ngày để đất được thông thoáng, giải phóng bớt chất độc trong đất và cũng giúp lúa có bộ rễ ăn sâu, ít đẻ chồi vô hiệu.

* Phòng ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ:
   + Bón lót hay bón sau khi sạ 0 – 3 ngăy: 2 – 3 kg Super Humic + 300 kg lân đun nung chảy + 20 – 30 kg urê để rơm rạ được phân huỹ bớt khí độc khi ruộng còn cạn nước, đồng thời Super Humic sẽ cố định bớt sắt và các kim loại khác có trong đất phèn.
  + Phun Hydrophos khi cây lúa được 15 – 18 ngày sau sạ để tăng khả năng kháng phèn, đồng thời giúp lúa đẻ chồi nhanh, tăng số chồi hữu hiệu, bộ rễ mạnh, tăng năng suất về sau.
 +Phun lại Hydrophos lần 2 khi cây lúa được 40 – 45 ngày sau sạ (lúc rước đòng) để giúp lúa kháng phèn, kháng ngộ độc hữu cơ giai đoạn cuối, đồng thời lúa phân hóa đòng tốt và trổ nhanh. Liều lượng sử dụng Hydrophos lă 40 – 50ml/bnh 16 lt (khoảng 1 lt/ha).
  * Cứu lúa khi ruộng bị ngộ độc phèn hay ngộ độc hữu cơ xảy ra:
  + Bước 1: tháo cạn nước ruộng để xả độc, giữ cạn trong vng 7 – 10 ngày.
  + Bước 2: rải 2 – 3 kg Super Humic + 100 – 200 kg lân đun nung chảy hoặc vôi cho 1 ha.
+ Bước 3: phun Hydrophos liền sau đó, liều lượng 1 lít/ha.
   Sau 5 – 7 ngày rễ ra trắng, lúa xanh trở lại thì có thể cho nước vào và bón phân trở lại theo nhu cầu ây lúa.
 
6. HẠN CHẾ ĐỔ NGÃ:
* Bón phân cân đối ngay từ đợt 1, chỗ đất lung, 2 đầu vạt ruộng, chỗ đất bị che khuất ánh nắng giảm lượng đạm, không bón lân trễ và tăng cao lượng kali.
* Tưới tiêu hợp lý: Ruộng cần đánh nhiều rãnh sâu để thoát nước nhanh, mực nước duy trì trong ruộng từ 3–5 cm. Tháo cạn nước khoảng 5–7 ngày ở giai đoạn 30–35 ngày, 50–55 ngày, 70–75 ngày giúp cho đất cứng thoáng khí bộ rễ ăn sâu.
Sử dụng phân bón vi lượng CASI phun ở 2 giai đoạn 25–30 ngày, 70 ngày. bắt đầu trổ).
 
B. QUẢN LÝ SÂU BỆNH
 
1. Ốc bươu vàng:
- Đối với vụ Hè Thu: do thời tiết nắng nóng ốc vùi vào trong đất do đó ta không diệt được ngay đầu vụ. Khi cho nước vào bón phân lần 1 lúc này ốc bò lên cắn lúa ta kết hợp thuố cbã mồi (Toxbai 5kg/ha, Tomahawk 20kg/ha)rồi trộn với phân rãi đều trên ruộng.

2. Bù lạch ( bọ trĩ):
Xuất hiện sớm ở giai đoạn lúa 5 – 10 NSKS ở những ruộng lúa phát triển kém, thiếu nước. Thường thấy ở vụ Hè Thu.
- Hiện tượng: lúa vàng, đọt bị cuốn từ mép vào, nhúng ướt tay vuốt nhẹ ngang đọt lúa, quan sát trên tay thấy những con bọ trĩ nhỏ li ti có màu từ vàng nâu đến nâu sậm bám vào.
- Phòng trị:
+ Có thể ngừa bằng cách xử lí giống lúc ngâm ủ.
+ Trị bù lạch bằng cách cung cấp nước và dinh dưỡng (phun phân bón lá có hàm lượng lân (P2O5) cao) cho cây lúa phát triển rể, sau đó bón phân thúc đợt 1 sớm ( 7 – 10 NSKS) giúp cây lúa nở lá, nở đọt. Bù lạch không còn nơi ẩn náu và sẽ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời.
+ Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như: Regen xanh 1gói/bình máy.
3. MUỖI HÀNH
Triệu chứng
- Ầu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện.
- Tép lúa bị biến thành ống hành sẽ không trỗ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu bị nhiễm sớm khả năng đền bù cao, ít thiệt hại. Sâu chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt.
- Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại.
- Muỗi hành có nhiều loại thiên địch, nhất là loài ong ký sinh trên sâu non. Thường sau một đợt sâu năn phát sinh rộ mật độ ký sinh cũng tăng làm giảm hẳn mật độ sâu của lứa sau do đó khi sử dụng thuốc phòng trừ cần chú ý đặc điểm này.
- Dùng thuốc hoá học dạng hạt như: Basudin 10H, Furadan 3H… để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều tép bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.
4. Sâu cuốn lá nhỏ
3.1 Mô tả sâu cuốn lá nhỏ
Ngài thân dài: 8-10mm, màu vàng nâu. Cánh có hai vệt ngang hình lượn sóng, màu tro. Mép ngoài của cánh có viền màu nâu sẫm hoặc xám.
Trứng hình bầu dục dài 0.5mm, màu vàng nhạt
Sâu non có 5 tuổi. Khi đẫy sức sâu dài trên 15mm màu xanh lá mạ
Nhộng dài 7-10mm, màu nâu nhạt.
3.2 Đặc điểm gây hại
Ngài thường vũ hoá và đẻ trứng vào ban đêm, ban ngày ẩn náu trong khóm lúa. Mỗi con cái có thể đẻ trên 50 trứng. Ngài có tính hướng sáng. Sâu non mới nở rất linh hoạt. Sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lại tạo thành bao, sâu sống và gây hại bên trong bao bằng cách ăn mô lá màu xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng. Mỗi sâu non có thể phá hại 5-9 lá. Khi đẫy sức sâu cắn đứt 2 mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hóa nhộng trong đó. Sâu phá hại mạnh nhất khi lúa đẻ nhánh và làm đòng đến trỗ bông. Lá lúa bị sâu hại mất diệp lục tố màu xanh nên khả năng quang hợp bị giảm, lúa sinh trưởng kém, hạt bị lép, làm năng xuất thất thu nghiêm trọng. Ngoài ra, vết thương ở mép lá cắn tạo điều kiện cho vi khuẩn bệnh cháy bìa lá xâm nhập và gây hại.
3.3 Các biện pháp phòng trừ
Gieo trồng với mật độ hợp lý
Mật độ và kỹ thụật gieo trồng phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất, dinh dưỡng, khả năng thâm canh của các hộ nông dân. Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời cịn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.
Sử dụng phân bón hợp lý
Bón phân không hợp lý làm cho cây phát triển không bình thường, dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân đạm làm cho cây phát triển quá tốt, màu xanh của lá hấp dẫn các loại sâu hại. Ngược lại bón không đủ phân, không được chăm sóc tốt và không đủ nước cây lúa còi cọc dễ bị sâu bệnh hại.
Biện pháp hóa học
Sâu cuốn lá gây hại nặng trên lá cờ làm giảm quang hợp, lúa bị lép. Nếu mật số cao (15-20 lá bị hại/m2) ở giai đoạn lúa trổ (65 – 70 NSKS) thì sử dụng thuốc đặc trị như : Akka, Apamex, Aremex, Regent 800WG, Padan 95, Vitako, Amate…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu cuốn lá nở rộ, thì 07 ngày sau đó phun các loại thuốc trên là tốt nhất.
5. Sâu đục thân
4.1 Đặc tính gây hại
Gây thiệt hại đáng kể bằng việc làm giảm số chồi hữu hiệu, xuất hiện từ giai đoạn lúa được 20 – 25NSKS đến lúa chín sáp. Nếu sâu xuất hiện sớm khi lúa dưới 30 NSKS, lúc này cây lúa có khả năng nẩy chồi thay thế vì vậy không cần can thiệp thuốc BVTV. Nếu sâu tấn công lúc cây lúa ở giai đoạn 40 NSKS trở về sau, ở giai đoạn này cây lúa không thể cho chồi hữu hiệu để thay thế vì vậy năng suất lúa năng suất lúa sẽ bị làm giảm đáng kể.
4.2 Biện pháp phòng trị
Để phòng ngừa không nên gieo sạ dày, cân đối lượng phân bón, tránh bón dư đạm. Khi cây lúa được 40 NSKS trở về sau nếu thấy bướm xuất hiện (màu trắng, cánh có hai chấm đen), 6-7 ngày sau tiến hành rải các loại thuốc trừ sâu lưu dẫn dạng hạt như: Basudin 10H, Regent 0.3G, Padan 3H…; nếu không sử dụng thuốc hạt thì phun một trong các loại thuốc như: Padan 95, Basudin 50ND,Prevathon …
6. Sâu phao:
5.1 Đặc tính gây hại
Là đối tượng mới được phát hiện trong vài năm trở lại đây, có đặc điểm giống như sâu phao là dùng lá lúa cuốn lại thành phao và di chuyển trên mặt nước để đến nơi ăn phá.Tuy nhiên đặc điểm phân biệt giữa sâu phao đục bẹ và sâu phao là:
- Sâu phao: sử dụng ngọn lá lúa cuốn quanh mình tạo thành phao di chuyển trên mặt nước, sâu non gặm thành mô diệp lục của lá lúa non, để lại lớp biểu bì màu trắng, khi sâu lớn cắn ngang lá lúa cuốn phao, do đó triệu chứng của sâu phao là phiến lá có xuất hiện những lớp biểu bì trắng giống như bậc thang, lá đứt ngang ngọn phẳng như được cắt bằng kéo.
- Sâu phao đục bẹ: sử dụng hai đoạn của phiến lá lúa ghép lại thành phao, đục xuyên qua bẹ gây hại bên trong thân lúa, vì vậy khó phát hiện triệu chứng, khi phát hiện cũng là lúc cây lúa đã héo, khi nhổ cây lúa bị hại lên quan sát ta nhận thấy phần bẹ lúa bị đục thủng lổ chổ.
Với đặc tính gây hại như trên, nên đối tượng sâu phao đục bẹ được coi là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên ruộng lúa.
5.2 Biện pháp phòng trừ
Do sâu phao đục bẹ di chuyển bằng phao, nên sẽ di chuyển theo độ dốc của ruộng lúa ngập nước từ nơi cao đến nơi thấp, vì vậy mức độ thiệt hại sẽ tập trung cao ở đất trũng.
Khi phát hiện có sự hiện diện của sâu phao đục bẹ, cần tháo cạn nước và xử lí thuốc hoá học ở nơi trũng của ruộng lúa bằng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như Padan 95, Vitako3g, Kinalux 25EC…
7. Rầy Nâu :
6.1 Đặc tính gây hại
Ấu trùng và thành trùng sinh sống và hút nhựa cây nơi gốc lúa, mật số cao có thể làm cho cây lúa mất dinh dưỡng và héo cây ( gọi là hiện tượng cháy rầy), ngoài ra Rầy Nâu còn là tác nhân lan truyền bệnh siêu vi khuẩn như lúa cỏ, lùn xoắn lá và vàng lùn rất nguy hiểm ( chưa có thuốc trị). Các thế hệ Rầy có thể liên tục gây hại kéo dài từ giai đoạn mạ cho đến lúc lúa chín.
6.2 Những nguyên nhân làm mật số Rầy bùng phát:
- Sử dụng các loại nông dược phổ rộng ở giai đoạn đầu 10-25 ngy sau khi gieo làm cho thiên địch bị tiêu diệt gây mất cân bằng sinh thái.
- Sử dụng phân bón dư thừa, nhất là phân đạm.
- Mật độ gieo sạ dày, tạo bóng râm và ẩm độ quanh gốc lúa cao.
6.3 Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác:
- Kéo hàng hoặc sạ thưa với số lượng giống 120 – 130kg/ha.
- Không bón thừa đạm, tốt nhất là bón theo bảng so màu lá lúa.
Biện pháp hoá học:
Phun thuốc hoá học (Chess15g, Ram15g,Gepa15g, Osin 6.5g) khi rầy ở giai đoạn ấu trùng trưởng thành ( màu nâu, chưa có cánh), khi mật số nhiều hơn 1 con/chồi.
Chỉ phun thuốc khi lượng Rầy đạt mật số như trên ( đối với rầy không mang mầm bệnh) và phun ngừa khi xung quanh xuất hiện bệnh siêu vi khuẩn do Rầy Nâu lan truyền.
7. Nhện gié:
- Triệu chứng: Nhện sống trong bẹ lá lúa, chích hút nhựa. Khi mật độ cao, tạo ra những sọc dài màu tím hoặc nâu chạy dọc theo bẹ lúa (bệnh cạo gió), mật độ cao làm cho bông lúa bị lem lép nặng, lúa không vào chắc được (bông bị đơ), gây hại nặng trên lúa thơm đặc sản.
- Điều kiện phát triển và bộc phát, khí hậu khô hạn, nắng nóng kéo dài.
- Phòng trừ: Đối với lúa thơm đặc sản ở vụ Hè Thu nên phun thuốc trước khi phát hiện thấy triệu chứng cạo gió, vào 02 giai đoạn cây lúa được 35 – 40 NSKS và lúa trước khi trổ 50 – 55 NSKS bằng một trong các loại thuốc Kinalux 25EC, Nissorun 5EC,…phun từ 3 – 4 bình16 lít/1000 m2.
II. BỆNH HẠI
8. Bệnh đạo ôn (cháy lá)
8.1 Đặc tính
Bệnh do nấm Pyricularia Oryzea sp. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ cao 85-90%, nhiệt độ mát từ 18-24OC và trên các ruộng dư đạm, gieo sạ dầy. Bệnh có thể lây lan nhanh và phát triển thành dịch gây hại nghiêm trọng, đặc biệt nhất là khi trời có nhiều sương mù, ruộng bón thừa đạm, canh tác giống nhiểm thì bệnh cháy lá sẽ xảy ra. Vết bệnh điển hình dạng hình thoi như mắt én có tâm màu xám, tấn công ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trên lá làm lúa bị lụi chết ( bệnh bả trầu ), trên cổ lá gây thối cổ bẹ lá cờ, trên thân lúa làm thối đốt thân lúa, trên gié lúa làm thối cổ gié, thối cổ bông lúa và trên hạt gây lem lép hạt.
8.2 Biện pháp phòng trị
Thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh. Khi thấy có vết bệnh điển hình đầu tiên (vết bệnh hình mắt én, tâm xám, có viền nâu) để phòng trị kịp thời. Tốt nhất nên phun khi bệnh vừa xuất hiện và thay đổi thuốc BVTV ở mổi lần phun. Có thể sử dụng một trong cac loaii thuốc sau : Fuan, One Over, Trizole, Kitazin, Rabcide, Kasai, Hagro – Blast, Filia,Vista, Beam, Ninja... Chú ý khi lúa bị bệnh cháy lá phải ngưng bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và luôn phải giữ ruộng đủ nước, tránh để ruộng khô. Có thể phun kết hợp thuốc trị bệnh cháy lá với thuốc trị rầy nâu, sâu cuốn lá để giảm chi phí, phun từ 3-4 bình 16 lít/1000m2.
Chú ý: Giữ nước trong ruộng khi lúa bị bệnh.
9. Bệnh Đốm vằn:
9.1 Đặc tính gây hại:
Bệnh do Nấm gây ra, những hạch Nấm lưu tồn trong đất hoặc trôi nổi trong môi trường nước, gặp lúc điều kiện thuận lợi chúng tấn công bắt đầu từ gốc hoặc bẹ lá lúa và phát triển