Quy trình sản xuất lúa giống xác nhận

Để ruộng giống đạt năng suất và chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn lúa giống xác nhận cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo 10 bước sau:
Bước 1: Chọn giống thích hợp và có chất lượng tốt

a/ Chọn giống lúa có năng suất và đạt chất lượng tốt cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như: Jasmine85, VD20, OM6162, OM4900, OM5451, OM5464, OM6976, OM4218, …
b/ Hạt giống để sản xuất giống xác nhận phải là hạt giống nguyên chủng.

Hạt giống nguyên chủng là hạt giống đạt độ thuần 99,95%, độ sạch 99%, số hạt cỏ không lớn hơn 01 hạt/kg, tỉ lệ nảy mầm tối thiểu là 85%, ẩm độ hạt là 13,5%.

Chú ý: Không sử dụng hạt giống lúa xác nhận, lúa chét, lúa thương phẩm để sản xuất giống lúa xác nhận.
Bước 2: Làm đất chuẩn bị ruộng sản xuất lúa giống xác nhận.

Làm đất chuẩn bị ruộng gieo là rất quan trọng. Ruộng cần được trang bằng phẳng, có cống và có đầy đủ hệ thống mương để điều tiết nước trên ruộng thuận tiện, nhằm:
- Giúp cây lúa mọc đều, hạn chế tỉa dặm và giảm lượng hạt giống.
- Chủ động vô nước sớm, hạn chế cỏ dại đặc biệt là lúa cỏ.
- Chủ động rút nước ở giai đoạn lúa chín tránh tình trạng lúa bị đổ ngã.
Ruộng được cày phơi ải ít nhất 15 ngày trong vụ Hè thu; trục hoặc xới kỹ trong vụ Đông xuân tạo điều kiện cho quá trình khoáng hoá và phân hũy chất hữu cơ tốt để tăng dưỡng chất cung cấp cho cây phát triển thuận lợi ngay từ đầu vụ, rễ lúa phát triển sâu dưới đất và giảm nhẹ lượng phân hoá học cho cây lúa.

Ruộng lúa giống nên gieo cách ly với ruộng khác giống về: không gian: 3m, về thời gian: cách ly thời gian sinh trưởng 10 ngày.

Chú ý: Ruộng lúa giống xác nhận phải xử lý thật sạch lúa cỏ, lúa nền vụ trước bằng cách phun thuốc cỏ tiền nảy mầm Sofit hoặc Meco với liều lượng 1-1,2 lít/ha trước và sau khi gieo 1-3 ngày và cho nước vào ruộng càng sơm càng tốt.
Bước 3: Gieo thưa bằng công cụ gieo hàng:

1. Mục đích: Gieo thưa giúp cho cây lúa phát triển khỏe, cây cứng cáp hơn thuận tiện cho phát triển, hạn chế sự phát triển sâu bệnh và tránh đổ ngã về sau. Gieo theo hàng tiết kiệm một lượng giống giống đáng kể. Gieo hàng mỗi ha chỉ tốn khoảng 100-120 kg lúa giống. Ngoài ra, gieo hàng thuận tiện cho khâu chăm sóc, phun thuốc phòng trị sâu bệnh và khử lẩn.

2. Cách làm:
Lúa giống sau khi đãi sạch hạt lép, lững được ngâm trong chum, khạp, ghe, bạt ni lon…..từ 30 -36 giờ tùy theo vụ, sau đó đãi sạch nước chua, để cho hạt giống ráo nước (2-3 giờ) và tiến hành ủ từ 24-30 giờ sao cho hạt lúa vừa nhú mầm khoảng 0,1-0,2 mm là được. Cần lưu ý trước khi gieo khoảng 06 giờ không nên tưới nước cho lúa, để cho hạt lúa khô vừa phải, có như vậy khi gieo hạt lúa sẽ rơi đều không bị tắc, dồn, sau nầy ít phải cấy dặm.

Chú ý: - Đối với lúa giống mới thu hạch cần phá miên trạng bằng Acid Nitric 68%. Cách làm: Lấy 2cc - 3cc Acid Nitric 68% pha với 01 lít nước, ngâm 01 kg lúa giống trong thời gian 24 giờ, rồi vớt giống rửa sạch và ủ bình thường (lưu ý phải đổ acid từ từ vào nước và không được làm ngược lại).

- Đối với các giống lúa dễ bị nhiễm bệnh lúa von như : Jasmine85, VD20, TP5, OM2517…, cần xử bằng cách ngâm hạt giống với 01 trong các loại thuốc theo hướng dẫn sau đây: 
STT
Loại thuốc xử lý
Liều lượng cho 100kg Thời gian xử lý
Ghi chú
1
Tilt Super
100cc -150 cc
12-15 giờ
 
2
Work up 9SL
100cc -150cc
   
3
Folicur 430 SC
150 - 200cc
   
4
Jivon
100 – 150g
   

Chú ý: Khi cho hạt giống vào trống chỉ cho 2/3 là đủ, nếu cho đầy hạt giống sẽ khó rớt, mật độ gieo sẽ không đều. Không để nước bắn vào trống, nếu trống bị ướt hạt giống cũng sẽ rớt không đều.

Bước 4: Bón phân cân đối.

 Tùy theo tình trạng dinh dưỡng trong đất của ruộng lúa, giống lúa đang trồng, và thời vụ ( Đông xuân hay Hè thu) mà bón phân cho thích hợp, trên nguyên tắc cân đối N,P,K, tránh bón thừa phân đạm sẽ làm cho lúa phát triển quá mức, dễ nhiễm sâu bệnh và đổ ngã. Đối với điều kiện ở công ty có thể áp dụng công thức phân bón sau:

 + Vụ Đông xuân: Công thức phân áp dụng cho 01 ha: 95-100 (N) - 40 (P2O5) – 50 (K2O).
 + Vụ Hè thu: Công thức phân áp dụng cho 01 ha: 90-95 (N) - 50 (P2O5) – 60 (K2O).
 * Số lần bón: Có thể chia làm 03 lần bón chính như sau:
 - Giai đoạn lúa 9-12 ngày sau khi gieo: Bón : 1/4 lượng phân đạm, 1/2 lượng phân Kali, 1/2 lượng phân lân.
 - Giai đoạn lúa 20-22 ngày sau khi gieo: Bón : 2/4 lượng phân đạm, 1/2 lượng phân lân.
 - Giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng (có tim đèn 1-2mm): Bón : 1/4lượng phân đạm, 1/2 lượng phân Kali.

 Ngoài ra, tuỳ tình trạng lúa và mùa vụ có thể bón phân nuôi hạt khi lúa vừa trổ dứt ở liều lượng 50-60kgUrea và 50 kg Kali cho 01 ha.
Chú ý: Khi bón phân cho lúa ruộng phải có nước hoặc đủ ẩm và nên bón vào lúa chiều mát để tránh thất thoát phân đạm.

* Có thể sử dụng 01 trong các công thức sau:

1/ Công thức 1: Lượng phân bón cho 2.2 ha: Urê: 400kg (8 bao) ; DAP: 200kg (04 bao); Kali: 200kg (04 bao). Tổng cộng 16 bao.
Đợi bón
Ngày
SKG
Urêa
(bao)
DAP(bao)
Kali (bao)
Tổng cộng
(bao)
Đợt 1
10-12
01
01
01
03
Đợt 2
20-22
03
03
-
06
Đợt 3
42-45
03
-
02
05
Rước hạt
Lúa trổ đều
01
-
01
02
Tổng
 
08
04
04
16
2/ Công thức 2: Lượng phân bón cho 2.2 ha: Urê: 350kg (7 bao) ; DAP: 150kg (03 bao); Kali: 150kg (03 bao), NPK (20-20-15) 200kg (04 bao). Tổng cộng 17 bao.
Đợi bón
Ngày SKG
Urêa
(bao)
DAP(bao)
Kali (bao)
NPK:
20-20-25
Tổng cộng
(bao)
Đợt 1
10-12
     
04
04
Đợt 2
20-22
03
03
-
-
06
Đợt 3
42-45
03
-
02
-
05
Rước hạt
Lúa trổ đều
01
-
01
 
02
Tổng
 
07
03
03
04
17
3/ Công thức 3: Lượng phân bón cho 2.2 ha: Urê: 350kg (7 bao) ; DAP: 150kg (03 bao); Kali: 150kg (03 bao), NPK (16-16-8) 200kg (05 bao). Tổng cộng 18 bao.
Đợi bón
Ngày SKG
Urêa
(bao)
DAP(bao)
Kali (bao)
NPK:
16-16-8
Tổng cộng
(bao)
Đợt 1
10-12
-
-
-
05
05
Đợt 2
20-22
03
03
-
-
06
Đợt 3
42-45
03
-
02
-
05
Rước hạt Lúa trổ đều
01
-
01
-
02
Tổng  
07
03
03
04
17
4/ Công thức 4: Lượng phân bón cho 2.2 ha: Urê: 300kg (6 bao) ; Kali: 100kg (02 bao), NPK (20-20-15) 400kg (08 bao). Tổng cộng 17 bao.
Đợi bón
Ngày SKG
Urêa
(bao)
NPK (bao):
20-20-25
Kali (bao):
Tổng cộng
(bao)
Đợt 1
10-12
01
02
-
03
Đợt 2
20-22
03
03
-
06
Đợt 3
42-45
01
03
01
05
Rước hạt Lúa trổ đều
01
-
01
02
Tổng  
06
08
02
16
Bước 5: Điều chỉnh mực nước hợp lý

 - Giúp lúa sinh trưởng và nở bụi tốt nhất, sớm đạt số chồi tối đa trên m2.
 - Tháo bỏ độc chất, tạo mặt đất thông thoáng, đầy đủ dưỡng khí cho rễ lúa phát triển tốt nhất.
 - Giúp cây lúa săn chắc, cứng cáp hạn chế đổ ngã làm giảm năng suất và phẩm chất lúa.
 Trong suốt vụ lúa cần rút cạn nươc ruộng ở các thời điểm sau:
 + Khi lúa được 16-17 ngày: Rút cạn nước lần 1, kéo dài 2-3 ngày, kết hợp cấy dậm lúa.
 + Khi lúa được 30-31 ngày: Rút cạn nước lần 2, kéo dài 4-5ngày, nhằm hạn chế số chồi vô hiệu.
 + Khi lúa được 50-51 ngày: Rút cạn nước lần 3, kéo dài 5-7 ngày, làm đất thông thoáng, lúa săn chắc và trổ nhanh
 + Khi lúa được 85-90 ngày: Rút cạn nước lần 4, kéo dài đến lúa chín, giúp lúa chín nhanh và thuận tiện cho khâu thu hoạch.

Bước 6: Phòng trị một số sâu bệnh chính

1/ Bọ trĩ ( bù lạch )

 Ở giai đoạn lúa còn non rất dễ bị Bù Lạch tấn công. Để hạn chế, bà con nên xử lí hạt giống với các loại thuốc như: Actara, Regent 5SC, Cruiser, Gaucho... Nếu thấy ruộng có xuất hiện gây hại của Bù Lạch, bà con nên cho nước vào, phun phân bón qua lá và bón phân NPK cho lúa. Khi ruộng lúa bị nặng có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Bassan, Trebon, Actara, Admire, Vithoxam… theo đúng liều lượng của từng loại thuốc theo khuyến cáo trên nhãn bao bì.

2/ Rầy nâu

Rầy có đặc tính sống và hút nhựa phía dưới gốc lúa, mật số rầy cao làm cho cây lúa cháy khô (hiện tượng cháy rầy), rầy còn là tác nhân lan truyền bệnh do virus như: vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ, các bệnh nầy không có thuốc đặc trị và làm giảm năng suất nghiêm trọng. Phòng trị khi thấy rầy nở rộ ở tuổi 2 và 3 (rầy cám chuyển sang ngà vàng) và mật số khoảng 2-3 con/tép lúa thì tiến hành phun trị bằng thuốc đặc trị theo công thức chung là kết hợp 01 trong các loại thuốc có tính tiếp xúc, xông hơi, vị độc như: (Bassan, Micpcin, Alika, Vithoxam, Thiamax, Oshin, Chess…) với 01 trong các thuốc có tính chống lột xác (Butyl, Applaud, Apolo, Trebon,…. Nếu ruộng bị sâu cuốn lá kết hợp các công thức trên với thuốc trị sâu cuốn lá nhưng ít độc hại cho thiên địch như : Aregmex (gốc Abamectin), Regent, Monter, Vitaco, Amate, … theo đúng liều lượng của từng loại thuốc theo khuyến cáo trên nhãn bao bì.

* Chú ý: Cần bơm nước ruộng lên cao tới cháng ba cây lúa, phun từ 3-4 bình 16 lít/1000m2.

Dưới đây là một số khuyến cáo kết hợp thuốc BVTV trong phòng trị rầy nâu: 
Loại sâu bệnh
Giai đoạn xuất hiện
Ngưỡng phòng trị
Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác
Sử dụng thuốc hoá học
Ghi chú
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
 
Rầy nâu
7 NSKC- gần chín
2 - 3 con/tép lúa
-Giữ  ruộng đủ nước
-Không bón thừa đạm
Bassan (50-60cc/bình) + Butyl (25-30cc/bình)
Vimip(50-60cc/bình) + Penalty(25-30cc/bình)
Oshin (1 goí/bình) +
Applaud (25-30cc/bình)
Chess: Phun 01 goi/bình
Chú ý phải diệt rầy triệt để ở giai đoạn lúa trước trổ 07 ngày.
3/ Sâu cuốn lá nhỏ

 Gây hại nặng ở lá cờ, giảm quang hợp, lúa bị lép. Nếu mật số cao (15-20 lá bị hại/m2) ở giai đoạn lúa trổ (65 – 70 NSKS) thì sử dụng thuốc đặc trị như : Akka, Apamex, Aremex, Regent 800WG, Padan 95, Vitako, Amate…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu cuốn lá nở rộ, thì 07 ngày sau đó phun các loại thuốc trên là tốt nhất.

4/ Sâu đục thân

Gây thiệt hại đáng kể bằng việc làm giảm số chồi hữu hiệu, xuất hiện từ giai đoạn lúa được 20 – 25NSKS đến lúa chín sáp. Nếu sâu xuất hiện sớm khi lúa dưới 30 NSKS, lúc này cây lúa có khả năng nẩy chồi thay thế vì vậy không cần can thiệp thuốc BVTV. Nếu sâu tấn công lúc cây lúa ở giai đoạn 40 NSKS trở về sau, ở giai đoạn này cây lúa không thể cho chồi hữu hiệu để thay thế vì vậy năng suất lúa năng suất lúa sẽ bị làm giảm đáng kể.
Để phòng ngừa không nên gieo sạ dày, cân đối lượng phân bón, tránh bón dư đạm. Khi cây lúa được 40 NSKS trở về sau nếu thấy bướm xuất hiện (màu trắng, cánh có hai chấm đen), 6-7 ngày sau tiến hành rải các loại thuốc trừ sâu lưu dẫn dạng hạt như: Basudin 10H, Regent 0.3G, Padan 3H…; nếu không sử dụng thuốc hạt thì phun một trong các loại thuốc như: Padan 95, Basudin 50ND,Prevathon …

5/ Nhện gié:

Gây hại nhiều trên các giống lúa thơm như Jasmine, VD20, TP5…. Nhện gié có kích thước rất nhỏ (0,025-0,03 mm) nên chỉ có thể quan sát được bằng kính lúp. Triệu chứng là bẹ lá lúa có sọc màu nâu. Bệnh nặng làm cho bông lúa (bị đơ) hạt lép nhiều. Phòng trị, sau khi lúa được 35-40 ngày có thể phun một trong các loại thuốc sau: Regent 800WC, Ortus 5SC, Basudin 40EC, Kinalux, Nissorun, Danitol,Alphamite, Comite… .
Chú ý: Quản lý mực nước ruộng luôn đầy đủ, tránh để ruộng khô hạn.

6/ Bệnh cháy lá (đạo ôn, thối cổ bông, cổ lá)

Bệnh do nấm Pyricularia Oryzea sp. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ cao 85-90%, nhiệt độ mát từ 18-24OC và trên các ruộng dư đạm, gieo sạ dầy. Bệnh có thể lây lan nhanh và phát triển thành dịch gây hại nghiêm trọng, đặc biệt nhất là khi trời có nhiều sương mù, ruộng bón thừa đạm, canh tác giống nhiểm thì bệnh cháy lá sẽ xảy ra. Vết bệnh điển hình dạng hình thoi như mắt én có tâm màu xám, tấn công ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trên lá làm lúa bị lụi chết ( bệnh bả trầu ), trên cổ lá gây thối cổ bẹ lá cờ, trên thân lúa làm thối đốt thân lúa, trên gié lúa làm thối cổ gié, thối cổ bông lúa và trên hạt gây lem lép hạt. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh. Khi thấy có vết bệnh điển hình đầu tiên (vết bệnh hình mắt én, tâm xám, có viền nâu) để phòng trị kịp thời. Tốt nhất nên phun khi bệnh vừa xuất hiện và thay đổi thuốc BVTV ở mổi lần phun. Có thể sử dụng một trong cac loại thuốc sau : Fuan, One Over, Trizole, Kitazin, Rabcide, Kasai, Hagro – Blast, Filia,Vista, Beam, Ninja... Chú ý khi lúa bị bệnh cháy lá phải ngưng bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và luôn phải giữ ruộng đủ nước, tránh để ruộng khô. Có thể phun kết hợp thuốc trị bệnh cháy lá với thuốc trị rầy nâu, sâu cuốn lá để giảm chi phí, phun từ 3-4 bình 16 lít/1000m2.

 Chú ý: Giữ nước trong ruộng khi lúa bị bệnh.

Dưới đây là một số công thức kết hợp thuốc BVTV trong phòng trị bệnh đạo ôn:

Công thức 1: 
Loại sâu bệnh
Giai đoạn xuất hiện
Ngưỡng phòng trị
Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác
Sử dụng thuốc hoá học
Ghi chú
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Bệnh cháy lá (đạo ôn, thối cở gié)
25 NSKG- gần chín
Khi thấy vết bệnh điển hình
-Giữ ruộng đủ nước
-Không bón thừa đạm, không phun phân bón lá
Fuan (50-60cc/bình)
(50-60cc/bình)
Tridozole(15gr/bình)
hoặc Kitazin
(50-60cc/bình)
Vista(15-20gr/bình)
Beam (10-12gr/bình)
Chú ý phun ở giai đoạn trước và sau trổ 07 ngày.
Công thức 2:
Loại sâu bệnh
Giai đoạn xuất hiện
Ngưỡng phòng trị
Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác
Sử dụng thuốc hoá học
Ghi chú
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Bệnh cháy lá (đạo ôn, thối cở gié)
25 NSKG- gần chín
Khi thấy vết bệnh điển hình
-Giữ ruộng đủ nước
-Không bón thừa đạm, không phun phân bón lá
Fuan (50-60cc/bình) hoaëc One Over (50-60cc/bình)
Tridozole(15gr/bình) hoặc Kitazin
(50-60cc/bình)
Ninja(20-25cc/bình)
Filia
(20-25cc/bình)
Chú ý phun ở giai đoạn trước và sau trổ 07 ngày.
Công thức 3:
Loại sâu bệnh
Giai đoạn xuất hiện
Ngưỡng phòng trị
Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác
Sử dụng thuốc hoá học
Ghi chú
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Bệnh cháy lá (đạo ôn, thối cở gié)
25 NSKG- gần chín
Khi thấy vết bệnh điển hình
-Giữ ruộng đủ nước
-Không bón thừa đạm, không phun phân bón lá
Kitazin (40-50cc/bình)
(50-60cc/bình)
Hagro-Blast(25gr/bình)
hoặc Kasai
(35gr/bình)
Ninja(20-25cc/bình)
Charisma
(15cc/bình)
Chú ý phun ở giai đoạn trước và sau trổ 07 ngày.
Công thức 4:
Loại sâu bệnh
Giai đoạn xuất hiện
Ngưỡng phòng trị
Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác
Sử dụng thuốc hoá học
Ghi chú
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Bệnh cháy lá (đạo ôn, thối cở gié)
25 NSKG- gần chín
Khi thấy vết bệnh điển hình
-Giữ ruộng đủ nước
-Không bón thừa đạm, không phun phân bón lá
Fuan (50-60cc/bình)
Kitazin(40-50cc/bình)
Rabcide(35gr/bình)
Fuan (50-60gr/bình) +
Tridozole(15gr/bình)
Chú ý phun ở giai đoạn trước và sau trổ 07 ngày.
* Chú ý:

  - Lượng nước phun cho 01 ha tối thiểu là 400 lít hay 25 bình 16 lít khi lúa ở giai đoạn 20 -35 NSKG, khi lúa lớn hơn thì phun từ 30-35 bình/ha.
  - Không phun thuốc vào lúa giữa trưa nắng gắt, không rãi thuốc hạt khi ruộng khô. Giai đoạn lúa đang trổ không phun vào thời gian từ 10 -12 giờ.
7/ Bệnh đốm vằn ( ung thư)

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, sạ dầy và ruộng thừa đạm hoặc những nơi mà vụ trước lúa bị bệnh. Lúc đầu tấn công ở phần bẹ lá dưới gốc lúa, sau đó lan dần lên phía trên lá, vết bệnh vằn vện như da beo, gây hại nặng từng chòm. Những chổ bị bệnh nặng tỉ lệ lép rất cao, có thể dùng thuốc phòng và trị như : Validan, Anvil, Bonanza, Teprosuper, Swing, Opus, Zineb-bul...
8/ Bệnh vàng lá chín sớm

Bệnh do nấm gây hại, phát triển mạnh trên các ruộng dư đạm, bị bóng râm che khuất. Trên lá xuất hiện nhiều vết bệnh hình bán nguyệt, vết bệnh phát triển và kéo về phía chóp lá theo gân lá, lan nhanh làm cả lá có màu vàng cam. Nếu bệnh tấn công muộn khi lúa đã ngậm sữa thì gây hại không đáng kể, nên gieo sạ với mật độ vừa phải và bón phân cân đối. Sử dụng thuốc phòng ngừa như : Bennomyl, Funomyl, Tilt Super, Ridomyl, Viben, Bendazon,Curzate, Benotigi…
9/ Bệnh cháy bìa lá

Bệnh do vi khuẩn gây ra và nặng nhất vào vụ Hè thu, Thu đông đặc biệt trên các giống lúa thơm. Vi khuẩn có thể lây nhiễm qua nước theo các lỗ tự nhiên của cây lúa hoặc qua các vết thương. Bệnh có thể gây hại giai đoạn mạ gây hiện tượng chết chồi được gọi là bệnh Kresek. Bệnh gây hại phổ biến trên lá ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ làm lá bị cháy từng chòm và lan nhanh cả ruộng.

Phòng trừ:
- Không gieo sạ quá dầy, nên sạ thưa, sạ hàng hoặc cấy, nên xử lí mạ với thuốc Kasuran 50 WP, Starner 20WP nồng độ 0,2% trước khi cấy.
- Hạn chế đi lại trong ruộng nhiễm bệnh.
- Bón phân cân đối NPK, nên sử dụng bảng so màu lá.

Có thể sử dụng các lọai thuốc hóa học sau đễ phòng trị: Kasuran 50WP, Sasa 20WP, Starner 20WP, Physan, Norchield, Hoả tiển…. khi quan sát thấy có vết bệnh điển hình. Đối lúa Jasmine ở giai đoạn 45-50 ngày tuổi chưa xuất hiện bệnh và các ruộng rãi rác từng chòm tiến hành phun phòng bằng 01 trong các loại thuốc sau: Kasumin, Asusu, Physan, Sasumi, Diboxylin, Aivan, Anti-xo….

Chú ý: Các ruộng có xuất hiện bệnh cần rút cạn nước, ngưng bón các loại phân có đạm và phân bón lá. Khi phun các loại thuốc trên không nên kết hợp với các loại thuốc sâu bệnh khác và không nên phun khi lá lúa còn ướt…
10/ Bệnh Lúa von ( lúa đực, mạ đực).

Bệnh do nấm gây hại và có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là làm cho cây phát triển cao hơn bình thường, lá có màu xanh ngã vàng. Bệnh lây nhiểm chủ yếu từ hạt giống hoặc rơm rạ hoặc hạt lép lửng của vụ trước bị nhiễm. Các giống lúa thơm đặc sản đang canh tác tại Nông trường đều nhiễm bệnh này đặc biệt là giống Jasmine85, nếu không áp dụng biện pháp thích hợp bệnh sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Các biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ bờ, rơm rạ.
- Chọn giống sạch bệnh, nên xử lý hạt giống trước khi gieo trồng với 1 trong các loại thuốc sau: Jivon, Tilt, Folicur, Wrokup… với liều lượng 100 – 150cc/100 kg lúa giống, ngâm trong khoảng 12 -16 giờ.
11/ Bệnh lem lép hạt: Thường phát triển từ giai đoạn lúa trổ đều đến chín, chủ yếu do nấm và vi khuẩn tấn công lên bông và hạt lúa. Cần phòng trị ở giai đoạn trước trổ và sau trổ 10 ngày mới có hiệu quả cao. Có thể dụng một trong các loại thuốc sau để phun: Tiltsuper, Bendazole, Folicur, Workup, Antracol, Hạt vàng, Amistatop, Nevo, Nativo….

Dưới đây là một số công thức kết hợp thuốc BVTV trong phòng trị lem lép hạt:
Công thức 1 : 
Loaïi saâu beänh
Giai ñoaïn xuaát hieän
Ngöôõng phoøng trò
Phoøng trò baèng kyõ thuaät canh taùc
Söû duïng thuoác hoaù hoïc
Ghi chuù
Laàn 1
Laàn 2
Laàn 3
 
Beänh lem leùp haït
Troå –gaàn chín
Phoøng tröôùc vaø sau troå 7-10 ngaøy
-Traùnh boùn thöøa ñaïm
Workup (20cc/bình)
Tiltsuper (15-20cc/bình)
Nativo (1 goí /bình
 
Công thức 2: 
Loaïi saâu beänh
Giai ñoaïn xuaát hieän
Ngöôõng phoøng trò
Phoøng trò baèng kyõ thuaät canh taùc
Söû duïng thuoác hoaù hoïc
Ghi chuù
Laàn 1
Laàn 2
Laàn 3
 
Beänh lem leùp haït
Troå –gaàn chín
Phoøng tröôùc vaø sau troå 7-10 ngaøy
-Traùnh boùn thöøa ñaïm
Antrcol (50gr/bình)
Folicur (15-20cc/bình)
Nevo(20-25cc /bình)
 
Công thức 3: 
Loaïi saâu beänh
Giai ñoaïn xuaát hieän
Ngöôõng phoøng trò
Phoøng trò baèng kyõ thuaät canh taùc
Söû duïng thuoác hoaù hoïc
Ghi chuù
Laàn 1
Laàn 2
Laàn 3
Laàn 4
Beänh lem leùp haït
Troå –gaàn chín
Phoøng tröôùc vaø sau troå 7-10 ngaøy
-Traùnh boùn thöøa ñaïm
Carban (40-60cc/bình)
Anvil(40-50cc/bình)
Tiltsuper (15-20cc/bình)
 
Công thức 4: 
Loaïi saâu beänh
Giai ñoaïn xuaát hieän
Ngöôõng phoøng trò
Phoøng trò baèng kyõ thuaät canh taùc
Söû duïng thuoác hoaù hoïc
Ghi chuù
Laàn 1
Laàn 2
Laàn 3